Rèm cầu vồng đã và đang rất được ưa chuộng trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc những lỗi nhỏ mà mua phải tấm rèm chưa ưng ý cho ngôi nhà thân yêu của mình. Sau đây, cùng Winlux tìm hiểu những lỗi thường gặp khi mua rèm cầu vồng trong bài viết dưới đây.
Không đo đạc cẩn thận
Việc tính toán các thông số: chiều cao và chiều rộng của tấm rèm cần cực kỳ chuẩn xác để tấm rèm vừa vặn với ô cửa trong nhà. Như vậy, tấm rèm mới có thể phát huy tối ưu khả năng chống nắng và làm đẹp cho không gian ngôi nhà.
Việc đo đạc sai này sẽ dẫn đến việc rèm bị ngắn hay quá to hoặc quá nhỏ so với khung cửa sổ vô cùng mất thẩm mỹ cho không gian.
Có 2 kiểu lắp rèm cầu vồng, một là kiểu lắp lọt lòng cửa và hai là kiểu lắp phủ bì bên ngoài. Nếu gia chủ muốn lắp lọt lòng cửa, chiều cao cần trừ bớt 3-5mm, còn chiều rộng của rèm cần trừ bớt 5-10mm. Điều này sẽ giúp rèm được điều khiển trơn tru hơn và mặt vải không bị chùng khi hạ rèm.
Tuy nhiên để áp dụng được kiểu lắp lọt lòng cửa này, gia chủ cần kiểm tra chiều sâu của khung cửa sổ hoặc khung cửa. Chiều sâu tối thiểu để hộp rèm có thể nằm gọn trong khung cửa là 10cm. Nếu khung cửa quá nhỏ, gia chủ nên lắp phủ bì bên ngoài.
Đối với kiểu lắp rèm phủ bì bên ngoài, thì rèm nên cao hơn khung cửa sổ để tạo cảm giác rộng rãi cho căn phòng. Bởi vậy, khi đo đạc các thông số để lắp rèm, gia chủ nên chú ý cộng thêm tối thiểu 10cm về chiều cao và 5-10 cm về chiều ngang so với khung cửa.
Treo rèm cầu vồng quá thấp
Nếu không gian của gia chủ không được cao, thì nên áp dụng mẹo treo rèm sát trần nhà, tạo cảm giác không gian cao, rộng và thoáng hơn. Cảm giác về không gian cực kỳ quan trọng với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. Đặc biệt là về tâm lý, khi ở trong không gian chật hẹp, con người sẽ có cảm giác bí bách và khó chịu với mọi thứ xung quanh.
Quên mất phụ kiện
Khi mua rèm cửa, ngoài những tiêu chí như chất liệu, màu sắc vào hoạ tiết dệt trên mặt vải có phù hợp với không gian hay chưa, gia chủ cần phải lưu tâm đến những phụ kiện đi kèm với bộ rèm. Nếu gia chủ lắp đặt rèm ở những khung cửa cao và rộng, chắc chắn tấm rèm sẽ có trọng lượng lớn. Lúc này, gia chủ cần phải sắm thêm vài ke, bát treo rèm nữa để đỡ được sức nặng của tấm rèm.
Thông thường với các bộ rèm do Winlux sản xuất đều có kèm đủ số lượng ke, bát cho từng bộ rèm.
Ngoài ra, màu sắc của thanh rèm cũng cần phải hài hoà với màu sắc của tấm rèm và không gian ngôi nhà.
Chọn mua rèm cầu vồng quá mỏng
Việc nhiều gia chủ chưa phân biệt được rèm chống nắng và rèm không chống nắng vẫn rất phổ biến. Bởi vậy, mọi người thường có xu hướng chọn rèm theo giá cả, sở thích, hoặc phù hợp với nội thất trong nhà mà không cân nhắc tới tính năng cơ bản của sản phẩm rèm là cản sáng.
Thông thường, các mẫu rèm cuốn chống nắng của Winlux thường sẽ được dệt thêm một lớp vải cản sáng nên tổng thể lớp vải sẽ dày dặn, chắc chắn cho khả năng cản sáng cao, lên tới 100%, cực kỳ thích hợp với không gian riêng tư như phòng ngủ, phòng làm việc,.. Ngoài ra, gia chủ còn có thể ứng dụng dòng sản phẩm rèm cản sáng trong ngăn cách không gian cũng rất tuyệt vời.
Còn những mẫu rèm có mặt vải mỏng, mềm rủ điệu đà chỉ thích hợp với những ô cửa sổ nằm ở hướng ít bị nắng soi hoặc đã được che nắng bởi hàng cây hay toà nhà bên cạnh. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng những mẫu rèm vải mỏng ở khu vực bếp hay nhà tắm để không gian luôn được khô ráo, thoáng mát.
Qua bài viết trên, hy vọng nhiều gia chủ sẽ không bị mắc những lỗi này khi chọn rèm cho ngôi nhà của mình nữa.