Tiêu chí đầu tiên cần quan tâm khi lựa chọn rèm chính là chất liệu may rèm. Một tấm rèm được dệt từ những chất liệu chắc chắn, bền màu, đảm bảo nhu cầu chống nắng của gia chủ sẽ được ưa chuộng hơn cả. Ngoài ra, độ dày mỏng của lá vải cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến ứng dụng của các loại rèm cuốn trong ngôi nhà.
Cùng tìm hiểu chất liệu mà Winlux chọn cho các dòng rèm cuốn của mình và ứng dụng của độ dày mỏng của lá vải trong các không gian và mục đích khác nhau trong bài viết dưới đây.
Rèm Winlux được dệt từ chất liệu gì?
Rèm cuốn Winlux được dệt từ chất liệu PES 100%. Đây là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là Ethylene. Bởi ưu điểm không hút ẩm, chất liệu này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như may mặc, đồ gia dụng nội thất, vải công nghiệp,.v.v. Đặc tính trên giúp các sản phẩm rèm cuốn chống nắng dệt từ PES 100% có khả năng chống nước, chống bụi, cách nhiệt và chống cháy.
Nhờ ứng dụng chất liệu này, tất cả các mẫu rèm cuốn của Winlux đều có khả năng lưu giữ màu cực kỳ tốt và dễ dàng vệ sinh lại an toàn với sức khoẻ gia chủ dù qua nhiều năm sử dụng. Hơn thế nữa, PES 100% là loại sợi có thể áp dụng nhiều kỹ thuật dệt khác nhau cho ra các độ dày lá vải và hoạ tiết mặt vải đa dạng.
Có thể nói, lá vải dày hay mỏng phụ thuộc phần nhiều vào thiết kế của mỗi mẫu rèm dành cho các không gian khác nhau từ nhẹ nhàng, thanh lịch đến mạnh mẽ, tối giản. Từ đó, cách dệt vải cũng khác nhau cho ra nhiều hoạ tiết cùng đa dạng màu sắc cho gia chủ có thêm lựa chọn cho ngôi nhà của mình.
Ứng dụng của các mẫu rèm cuốn
Các mẫu rèm sử dụng thiết kế vải mỏng tạo nên một không gian vô cùng nhẹ nhàng, bởi độ rủ mềm mại rất điệu của các lá vải. Khi buông rèm, các lá vải tạo ra những đường cong uốn lượn tinh tế, cực kì đẹp mắt. Bởi vậy, dù khả năng cản sáng không cao, nhưng các mẫu rèm vải mỏng vẫn rất được ưa chuộng ở Winlux.
Để giữ độ rủ của vải, Winlux buộc không dệt thêm lớp cả sáng bổ sung. Cho nên, khả năng cản sáng của những mẫu rèm này khá hạn chế. Chúng thích hợp với những ô cửa sổ ít nắng soi hoặc cường độ nắng không cao nhờ cây che chắn như Top 6 ngôi nhà Việt lọt vào top 100 công trình nhà ở đẹp nhất 2020. Ngoài ra, các mẫu rèm vải mỏng còn phù hợp với các không gian cần nhiều ánh sáng như bếp hay nhà tắm để giữ không gian luôn khô ráo.
Cùng chiêm ngưỡng một số mẫu rèm vải mỏng của Winlux dưới đây.
Ứng dụng của các mẫu rèm cuốn vải dày
Những mẫu rèm có mặt vải dày thường là những sản phẩm thuộc dòng rèm cuốn chống nắng của Winlux. Các lá vải của các mẫu rèm này thường có 3 lớp gồm 2 lớp vải dệt kim và một lớp vải cản sáng. Do đó, cảm nhận mặt vải vô cùng đanh và chắc chắn. Lớp cản sáng được dệt thêm nhằm tăng khả năng cản sáng, và bổ sung thêm khả năng cản nhiệt và cản tia UV. Nhờ các tính năng này, gia chủ sẽ luôn được bảo vệ khỏi nắng nóng và tia UV khi ở trong nhà.
Thông thường, những mẫu rèm vải dày sẽ phù hợp với những không gian mà gia chủ yêu cầu độ cản sáng cao như phòng ngủ, phòng khách hay phòng làm việc, đặc biệt là những ô cửa hay cửa sổ hướng Tây, thường xuyên đón nắng. Lúc này, chúng sẽ phát huy được hết công năng của mình đối với không gian của gia chủ bao gồm cản nắng, cản nhiệt và cản tia UV để gia chủ luôn thoải mái trong không gian của riêng mình.
Cùng chiêm ngưỡng một số mẫu rèm chống nắng dày dặn của Winlux dưới đây.
Qua bài viết trên, hy vọng gia chủ đã nắm được các tính năng của chất liệu dệt rèm mà Winlux sử dụng, đồng thời hiểu hơn về ứng dụng của các loại rèm đối với các độ dày mỏng khác nhau.