Khi sử dụng rèm lá dọc, gia chủ có thể gặp phải nhiều vấn đề mà chưa biết cách xử trí chuẩn. Hôm nay, Winlux sẽ tổng hợp các lỗi thường gặp và đề xuất cách khắc phục hợp lý nhất cho từng trường hợp. Bên cạnh đó, đưa ra những lưu ý khi sử dụng để rèm nhà bạn luôn đẹp như mới.
Cách khắc phục các lỗi thường gặp ở rèm lá dọc tại nhà
Hệ thống điều khiển rèm bị kẹt
Lỗi thường gặp nhất ở rèm lá dọc là hệ thống điều khiển bị kẹt. Dấu hiệu nhận biết của lỗi này là cây xoay lá hay dây kéo bị vướng hoặc bị kẹt thậm chí là không hoạt động. Nó xảy ra khi có quá nhiều bụi bẩn bám trong máng rèm. Bởi vậy, đây chính là lúc gia chủ cần tháo ngay bộ đầu xuống để vệ sinh sạch sẽ và tra thêm các chất bôi trơn nếu cần thiết.
Trong trường hợp các lá rèm của rèm lá dọc còn nguyên vẹn nhưng chúng lại không thể khép sát lại với nhau như thường lệ mà bị nghiêng, hay xô lệch nhiều, gia chủ cần thay bộ điều khiển mới hoặc thay mới cả bộ rèm cửa.
Dây kéo rèm bị hỏng
Thông thường, dây kéo của các mẫu rèm lá dọc là dây kéo dạng chuỗi hạt. Khi các dây này bị đứt, các lá màn sẽ bị xáo trộn rất mất thẩm mỹ lại không thể che nắng cho không gian. Lúc này, gia chủ cần kịp thời thay thế chuỗi dây khác để rèm có thể hoạt động như bình thường.
Thêm một chú ý nữa khi dây rèm chuỗi hạt bị đứt là các hạt này có thể gây rắc rối đến trẻ em và thú cưng của bạn. Vì vậy, khi dây kéo bị đứt, gia chủ nên ngăn trẻ em và thú cưng lại gần chân rèm và nhanh chóng dọn dẹp thật kỹ, đảm bảo trẻ không nuốt phải các hạt này.
Lá rèm bị hư hỏng
Do thời gian sử dụng quá lâu hoặc do yếu tố môi trường, các lá rèm có thể thể bị bong tróc, bay màu hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu. Tuy nhiên, nếu rèm còn cản sáng tốt thì gia chủ vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Khi các lá rèm bị lệch khỏi dây giữ, việc đầu tiên gia chủ cần làm là tháo tấm rèm xuống và sắp xếp các lá rèm về lại vị trí chuẩn. Sau đó cố định lại rồi treo rèm lên như cũ.
Nếu lá rèm đã có vết rách hoặc quá nhiều nếp gấp xấu xí, gây mất thẩm mỹ cho cả tấm rèm và không gian, để tiết kiệm gia chủ nên loại bỏ lá rèm này, thay vì cả tấm rèm. Việc tự thay các lá rèm hư hỏng và sắp xếp các lá về vị trí ban đầu là một việc làm khá thử thách đối với nhiều gia chủ. Với lỗi này, gia chủ nên liên hệ với những đại lý bán rèm uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
Rèm xuất hiện những khoảng trống không cần thiết
Các khoảng trống giữa các lá rèm sẽ làm giảm đi khả năng cản sáng của tính thẩm mỹ của cả tấm rèm. Để loại bỏ các khoảng trống đó, gia chủ cần sắp xếp lại các lá rèm để đảm bảo chúng gối lên nhau.
Trước hết, gia chủ cần gắn các đầu rèm phía gần hộp rèm với các mép lá rèm. Sau đó, hãy xác định vị trí các ống nhỏ gắn bên trong hộp rèm. Những ống trắng này có cạnh phẳng như một chiếc tua vít, sự chồng chéo được tạo ra giúp các lá rèm gối lên nhau, loại bỏ được những khoảng trống không vừa mắt.
Những lưu ý khi sử dụng rèm lá dọc
Để tránh xảy ra các lỗi thường gặp như trên, việc bảo quản và giữ gìn rèm trong khi sử dụng cực kỳ cần thiết. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mành rèm, Winlux xin chia sẻ với gia chủ những lưu ý khi sử dụng để rèm luôn bền đẹp.
Vị trí đặt rèm
Gia chủ chỉ nên sử dụng rèm lá dọc cho các không gian trong nhà để chúng không bị thấm nước mưa dẫn đến ẩm mốc, mất đi vẻ đẹp vốn có của lá rèm.
Những tác động xấu lên rèm lá dọc
Không nên tác động mạnh đến tấm rèm như kéo giật mạnh khi rèm bị vướng. Bởi như vậy sẽ tác động không tốt lên khung rèm và thậm chí có thể làm đứt dây kéo.
Vệ sinh rèm đúng cách
Gia chủ nên hạn chế sử dụng các hoá chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh rèm để lá vải được bền màu hơn. Nếu có nhu cầu giặt rèm bằng các chất tẩy rửa, gia chủ cần phải pha loãng các dung dịch này với nước trước khi sử dụng.
Cuối cùng để rèm lá dọc luôn đẹp như mới, gia chủ nên thường xuyên vệ sinh bằng khăn khô hoặc khăn ướt mỗi tuần để loại bỏ bụi bẩn và các loại vi khuẩn bám trên rèm mà không cần đến các chất tẩy rửa mạnh.
Với những chia sẻ về cách khắc phục lỗi thường gặp và cách bảo quản rèm lá dọc trên đây, Winlux hy vọng những tấm rèm của gia chủ sẽ được đẹp mãi theo thời gian.